Mặt trời lên thiên đỉnh là gì? Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm diễn ra ở đâu?

Mặt trời là một ngôi sao ở trung tâm của hệ mặt trời và có 8 hành tinh khác xoay quanh trong đó có trái đất. Chính vì những sự đặc biệt này nên xảy ra nhiều hiện tượng độc đáo, trong đó có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh. Vậy hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là gì, nơi mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm ở đâu? Cùng Dự Báo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Mặt trời lên thiên đỉnh là gì? Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm diễn ra ở đâu?
Mặt trời lên thiên đỉnh là gì? Mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm diễn ra ở đâu?

Mặt trời lên thiên đỉnh là gì?

Trong thiên văn học, thiên đỉnh có thể được hiểu là thời điểm trên bầu trời thẳng với đỉnh đầu người đứng quan sát. Chính xác hơn còn có những định nghĩa sau đều tương tự. 

  • Là điểm có độ cao  bằng +90 độ
  • Là cực đỉnh của hệ tọa độ chân trời
  • Là điểm cắt giữa thiên cầu và đường nối từ tâm Trái Đất qua vị trí người quan sát trên bề mặt Trái Đất.

Các tính chất:

  • Điểm nằm đối diện với thiên đỉnh trên thiên cầu gọi là thiên để
  • Đường kinh tuyến trời nó đi qua thiên đỉnh, thiên để và hai thiên cực (Bắc – Nam).
Mặt trời lên thiên đỉnh thời điểm trên bầu trời thẳng với đỉnh đầu người đứng quan sát
Mặt trời lên thiên đỉnh thời điểm trên bầu trời thẳng với đỉnh đầu người đứng quan sát

>>>Xem thêm: Bình minh và hoàng hôn là gì? Phân biệt giữa bình minh và hoàng hôn?

Chuyển động biểu kiến của mặt trời

Mặt trời chuyển động biểu kiến là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta quan sát thấy mặt trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thực tế thì mặt trời đứng yên còn trái đất chuyển động quanh nó. Trục trái đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 độ 33 phút tạo ra hiện tượng mặt trời  lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.

Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong một năm lần lượt là:

  • Ngày 21/3 mặt trời ở nơi xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo.
  • Sau ngày 21/3 mặt trời di chuyển dần lên chí tuyến Bắc, và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày 22/6.
  • Sau ngày 23/9 mặt trời di chuyển từ xích đạo chuyển động dần xuống chí tuyến Nam và mặt trời lên thiên đỉnh vào ngày  22/12.
  • Sau ngày 22/12 mặt trời sẽ di chuyển về xích đạo, sau đó lên chí tuyến Bắc được gọi là hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời giữa hai chí tuyến. 
Chuyển động biểu kiến của mặt trời
Chuyển động biểu kiến của mặt trời

Thời điểm diễn ra hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh

Góc thiên đỉnh của mặt trời thay đổi tùy theo từng thời gian và vị trí của mặt trời với bề mặt của trái đất của người đứng quan sát. 

Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh là khí góc thiên đỉnh này là 0 độ, lúc này mặt trời đang nằm trên đỉnh đầu người quan sát, tạo thành góc 90 độ trên bề mặt của trái đất. 

Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm ở đâu?

Tại các khu vực nằm giữa chí tuyến Bắcchí tuyến Nam, trong đó bao gồm xích đạo, mọi người sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm, đây là một sự kiện thiên nhiên đặc biệt và mang ý nghĩa sâu sắc với nền văn hóa và tâm linh của nhiều quốc gia trên thế giới. 

Ở xích đạo, thời gian xảy ra hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh vào ngày xuân phân 20 tháng 3ngày thu phân 23 tháng 9. Đây được coi là thời điểm quan trọng trong năm, đánh dấu sự chuyển giao giữa màu xuân và mùa thu, mang theo nhiều sự tươi mới và thịnh vượng trong cuộc sống. 

Mặt trời lên thiên đỉnh giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
Mặt trời lên thiên đỉnh giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam

Thời gian mặt trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam là?

Việt Nam nằm trong khu vực cận xích đạo nội chí tuyến Bắc bán cầu nên Việt Nam là một trong các nước trải qua hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần mỗi năm. 

Mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng có thể quan sát thấy ở bất kỳ tỉnh thành nào trên lãnh thổ 

Tại Việt Nam, mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm do nằm ở chí tuyến Bắc bán cầu. Mặt trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam là diễn ra trong thời gian từ ngày 23 hoặc 24 tháng 4 đến ngày 20 – 21 tháng 8.

Tại Việt Nam, mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm do nằm ở chí tuyến Bắc bán cầu.
Tại Việt Nam, mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm do nằm ở chí tuyến Bắc bán cầu.

Công thức cách tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh 

Cách tính thời gian mặt trời lên thiên đỉnh vùng nội chí tuyến (nữa cầu Bắc) mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo cho đến chí tuyến Bắc 23027’ mất 93 ngày tức 1407′ ( 23×60+27=1407’).

=> Tính ra mặt trời di chuyển một ngày được 1407′ : 93 = 908″ 

  • Số ngày mà mặt trời cần để di chuyển đến vĩ độ cần tính: x = vĩ độ cần tính (đổi ra phút) : 908″  
  • Ngày mặt trời  lên thiên đỉnh lần 1: 21/3 + x (ngày) 
  • Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần 2: 23/9 – x (ngày)

Vì sao mặt trời lên thiên đỉnh quan trọng?

Mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng quan trọng bởi vì nó đánh dấu một thời điểm quan trọng trong ngày diễn ra vào 12 giờ trưa. Thời điểm này, mặt trời đứng ở đúng đỉnh trên bầu trời vào tạo ra một góc nhập xạ bằng 90 độ

Một số lý do mặt trời lên thiên đỉnh quan trọng sau đây: 

  • Ánh sáng mặt trời: Lúc mặt trời lên thiên đỉnh, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống mặt đất, nguồn sáng mạnh tỏa ra nhiều năng lượng, làm cho tăng nhiệt độ và cung cấp năng lượng cho việc sinh trưởng của các loài cây và sinh vật khác. 
  • Nhiệt độ: Lúc mặt trời lên thiên đỉnh, mặt đất và không khí đạt nhiệt độ cao nhất trong ngày, làm ảnh hưởng đến khí hậu và thời tiết của khu vực này. 
  • Định hướng không gian: Mặt trời lên thiên đỉnh cung cấp định hướng cho hệ thống trục giữa hai cực trái đất, có thể được ứng dụng trong công nghệ và địa lý để định vị và xác định hướng. 

Việc hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh quan trọng trong ngày vì nó tạo ra ánh sáng, mạnh, làm ảnh hưởng đến nhiệt độ và có thể được sử dụng trong định hướng không gian. Hiểu rõ hiện tượng này giúp chúng ta hiểu hơn về tác động của mặt trời đến cuộc sống trên trái đất. 

Những hiện tượng thú vị của mặt trời

Không chỉ có các hiện tượng mặt trời thiên đỉnh, mặt trời còn có rất nhiều những  hiện tượng thú vị khác như:

Nhật thực

Nhật thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm vị trí thẳng hàng trên một đường phẳng và  cùng một mặt phẳng. Thời gian này vị trí của mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất, làm che đi một phần ánh sáng từ mặt trời đến trái đất.

Nhật thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm vị trí thẳng hàng trên một đường phẳng
Nhật thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm vị trí thẳng hàng trên một đường phẳng

Bắc cực quang

Hiện tượng bắc cực quang diễn ra khi có sự va chạm giữa năng lượng mặt trời với tầng khí quyển của trái đất. Có thể quan sát hiện tượng này tại các vùng có vĩ độ cao. 

Bắc cực quang diễn ra khi có sự va chạm giữa năng lượng mặt trời với tầng khí quyển
Bắc cực quang diễn ra khi có sự va chạm giữa năng lượng mặt trời với tầng khí quyển

Kết luận

Qua những thông tin về mặt trời lên thiên đỉnh là gì, mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm diễn ra ở đâu, mà Dự Báo chia sẻ đến bạn. Hy vọng có thể giúp bạn có những kiến thức bổ ích cũng như hiểu rõ hơn về hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh như thế nào. Theo dõi dubao.vn để tìm hiểu thêm nhiều tin tức hữu ích khác nhé.